Bạn đã từng đi du lịch lên mảnh đất Lạng Sơn có lẽ đã từng được thử qua hương vị độc đáo của lạp xưởng. Món ăn được chế biến từ thịt lợn với các loại gia vị, nguyên liệu đặc trưng đi kèm, cách chế biến độc đáo khiến cho hương vị của chúng trở nên hấp dẫn và tuyệt vời hơn. Một lần được thử qua món ngon này chắc chắn sẽ bị mê đắm món ngon đến từ miền sơn cước này. Hiện nay, bạn sẽ không phải lên tận Lạng Sơn vẫn có thể thưởng thức được món ăn tuyệt vời này. Với cách làm lạp sườn Lạng Sơn dưới đây giúp bạn cũng có thể tự chế biến tại nhà dễ dàng món ngon nuốt lưỡi này.
I. Lạp sườn Lạng Sơn – Độc đáo hương vị vùng cao
Du lịch xứ Lạng bạn không nên bỏ qua những món đặc sản Lạng Sơn ngon nức tiếng, tiêu biểu kể đến lạp xưởng Lạng Sơn – món ăn có hương vị vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
- Về màu sắc: Lạp sườn Lạng Sơn có màu sắc đỏ tươi và bắt mắt. Chỉ ngắm nhìn thôi đã khiến bao thực khách “nức lòng” muốn nếm thử.
- Về hương vị: Món ăn này thơm nồng, vị ngọt nhẹ, bùi béo, chứ không ngọt lợ như các loại lạp xưởng khác. Độ dai của phần lòng hòa quyện với mùi hương gia vị và sự đậm đà của thịt tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt, cách làm lạp sườn Lạng Sơn đúng chuẩn phải hun khói nên lạp xưởng có mùi thơm đặc trưng của khói bếp.
Lạp xưởng Lạng Sơn có thể bảo quản được lâu mà không sợ bị ảnh hưởng tới chất lượng. Muốn ăn lạp xưởng, bạn chỉ cần nướng hoặc rán trên chảo để món ăn dậy mùi. Lạp xưởng Lạng Sơn sẽ ngon hơn khi ăn cùng cơm, xôi hay vừa thưởng thức vừa nhâm nhi với chén rượu ngô thì thật là tuyệt vời.
II. Cách làm lạp xưởng Lạng Sơn ngon đúng vị dễ làm
1. Nguyên liệu chế biến lạp xưởng tươi Lạng Sơn
Cách làm lạp xưởng Lạng Sơn đòi hỏi người thực hiện tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nhưng nguyên liệu đều phổ biến và dễ tìm, để làm được lạp xưởng chúng ta cần chuẩn bị các nguyện liệu theo định lượng sau:
- 2kg thịt nạc vai
- Khoảng 5m lòng non
- 0,5 lít rượu đế trắng
- 1 vỏ chai nước loại 500 ml
- 1 túi than hoa, 1 chiếc kim khâu, 1 ít sợi lạt chẻ mỏng
- Gia vị: mắm, muối, tiêu, hạt nêm, đường, mì chính,..
Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong đến các bước thực hiện như sau:
1.1 Sơ chế thịt
Thịt lợn mua về bạn rửa sạch với nước sau đó cho thịt vào ướp với rượu trắng trong khoảng 15 phút điều này sẽ giúp thịt để được lâu hơn. Sau khi ướp với rượu 15 phút xong bạn vớt thịt ra để ráo nước.
1.2 Sơ chế lòng non
- Lòng non sau khi mua về cần rửa sạch với muối trắng và chanh cho bớt mùi hôi và chất bẩn.
- Sau đó, gỡ bỏ hết phần mỡ dính ở thành ruột cả trong lẫn ngoài, rồi dùng đũa tướt sạch phần chất nhầy trong ruột.
- Rửa sạch ruột bằng một lượt nước ấm và một lượt nước lạnh để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn cùng mùi khó chịu.
1.3 Phơi lòng
- Buộc chặt một đầu của lòng non, để ráo hết nước trong ruột. Sau đó, thổi phồng đoạn ruột non đó lên, buộc chặt đầu còn lại, bạn nên chú ý hai đầu buộc dây để tránh tình trạng xì hơi.
- Phơi nắng lòng non khoảng từ 2 đến 3 tiếng để lòng săn lại.
1.4 Ướp thịt
Thịt nạc vai sau khi sơ chế sạch và để ráo nước thì tiến hành các bước ướp nhân:
- Thái thịt thành những miếng nhỏ
- Cho vào một chiếc âu lớn và nêm nếm gia vị bao gồm: muối, bột ngọt, đường, tiêu, một ít rượu trắng và trộn đều tất cả lên.
- Đem thịt xay nhuyễn để chuẩn bị đem nhồi
1.5 Nhồi thịt
- Bạn lấy một đoạn ống hay phễu luồn vào một đầu lòng non để nhồi thịt cho dễ.
- Nếu sau khi phơi nắng mà lòng non quá khô thì bạn nên ướp một chút rượu cho lòng mềm hơn, dễ nhồi thịt hơn.
- Chia lòng non thành các đoạn, còn đoạn dài hay ngắn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Nhưng thông thường mỗi đoạn lạp xưởng dài từ 15 đến 20 cm.
- Cứ nhồi hết 1 đoạn thì lại dùng lạt buộc lại.
- Nếu bạn thấy có chỗ nào quá căng thì dùng kim chọc khoang từ 2 đến 3 lỗ cho hơi thoát ra và thịt bên trong lòng chặt hơn.
1.6 Giá hun khói
- Thông thường cách làm lạp xưởng Lạng Sơn sẽ là lạp xưởng hun khói. Cho nên trước khi hun khói ta cần làm một bước ngoài lề.
- Chuẩn bị bếp: bạn lấy một chiếc chậu nhôm cũ, đổ than vào và nhóm lửa để làm bếp than. Nên lựa chọn than hoa là tốt nhất. Bạn cho bã mía lên bếp than.
- Giá hun khói: bạn nên dụng một khung trong nhà bếp bằng các cây tre hay ống nước. Giá cách sàn khoảng 1,5 m
1.7 Hun lạp xưởng
- Để lạp xưởng được ngon, bạn hun khói lạp xưởng cho tới khi lạp xưởng chuyển qua màu đỏ thẫm hay màu mận chín.
- Bạn nên hun khói lạp xưởng trong 3 hay 4 ngày và phơi nắng thêm khoảng từ 1 đến 2 ngày. Như vậy lạp xưởng mới săn và ngon nhất.
- Sau đó bạn bảo quản trong tủ lạnh và ăn dần.
2. Một vài lưu ý khi làm lạp xưởng Lạng Sơn
- Bạn có thể tham khảo thêm một số gia vị phụ của lạp xưởng Lạng Sơn để có được sản phẩm chuẩn vị địa phương nhất.
- Ngoài việc hun khói bạn còn có thể phơi nắng lạp xưởng cho khô nhưng phải lựa thời tiết và phơi trong khoảng 3 đến 4 ngày. Dù thế thì hun khói sẽ mang mùi thơm và độ ngọt hơn nhiều với phơi nắng.
- Trong quá trình làm lạp xưởng bạn nên quan tâm đến an toàn thực phẩm, mọi nguyên liệu phải “chuẩn” sạch, “chuẩn” an toàn.
III. Kết luận
Với cách làm lạp xưởng Lạng Sơn đơn giản mà siêu ngon này sẽ mang đến cho bạn thành phẩm không cần tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Các nguyên liệu không cần kiếm đâu xa lại mang đến hương vị của một nơi rất xa. Mọi người trong gia đình sẽ vô cùng hào hứng với bữa cơm khi trong thực đơn có thêm món ăn này. Hơn nữa với sản phẩm tự tay làm và mua ngoài chợ hay siêu thị thì sản phẩm tự làm sẽ an toàn hơn đảm bảo cả vệ sinh lẫn chất lượng thịt.